Khi một doanh nghiệp hoạt động không còn hiệu quả và chủ doanh nghiệp không còn muốn duy trì hoạt động kinh doanh nữa thì cách tốt nhất là thực hiện giải thể doanh nghiệp. Thực hiện giải thể doanh nghiệp nhanh gọn sẽ tránh được các hậu quả pháp lý cho doanh nghiệp và khỏi cản trở đến cơ hội kinh doanh của chủ doanh nghiệp sau này.
Luật Thành Tâm xin cung cấp các thông tin về Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục giải thể doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:
Hồ sơ gồm:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động;
- Danh sách chủ;
- Biên bản; Quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hồ sơ gồm:
- Biên bản; Quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Đăng thông báo công khai trên báo 3 số liên tiếp về việc giải thể;
- Hồ sơ gồm có: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ theo thứ tự sau:
- Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Sau khi thanh toán hết các khoản nợ trên và chi phí giải thể doanh nghiệp, tài sản còn lại sẽ được chia đều cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên của công ty TNHH và cổ đông của công ty cổ phần.
Hồ sơ gồm:
- Biên bản thanh lý tài sản;
- Danh sách chủ nợ cà các khoản nợ đã thanh toán; gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
Doanh nghiệp gửi công văn tới cơ quan thuế đề nghị được quyết toán thuế và đóng mã số thuế.
Hồ sơ bao gồm:
- Công văn xin đóng cửa mã số thuế (theo mẫu);
- Quyết định giải thể của doanh nghiệp (03 bản sao);
- Và các hồ sơ khác theo cán bộ thuế yêu cầu để thực hiện thủ tục quyết toán thuế.
Lưu ý: Bước 4, 5, 6 có thể thực hiện đồng thời để tiết kiệm thời gian.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc tự mình hoặc ủy quyền cho người khác gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ gồm có:
-Thông báo về việc giải thể theo mẫu;
- Quyết định giải thể của doanh nghiệp;
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
- Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận doanh nghiệp không còn nợ thuế và đã đóng mã số thuế;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có);
- Biên bản về việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp;
- Thông báo hủy mẫu dấu (nếu mẫu dấu do doanh nghiệp thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh).
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, nếu con dấu là do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu. Còn nếu con dấu là do doanh nghiệp tự quyết định, thì chỉ cần gửi thông báo hủy mẫu dấu kèm theo khi thực hiện bước 7.
- Nhưng trên thực tế, để thực hiện giải thể theo đúng các bước mà pháp luật quy định, doanh nghiệp mất ít nhất từ 3 đến 4 tháng để giải quyết với cơ quan thuế, Sở lao động thương binh và xã hội, cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan nhà nước khác. Cho nên nhiều doanh nghiệp gặp không ít vướng mắc và lung túng khi thực hiện thủ tục này.
- Với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp với nhiều năm thực hiện các thủ tục giải thể doanh nghiệp, Luật Thành Tâm hân hạnh cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục Giải thể doanh nghiệp nhanh gọn và hiệu quả nhất.
Rất mong được hợp tác cùng quý doanh nghiệp.
Mọi chi tiết xin liên hệ: