Admin
0906 314 899
Skype
Yahoo
Ms Chúc
0944 294 111
Skype
Yahoo

VIDEOS

JW Player goes here
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ nhất tại hà nội

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty

Thay Đổi Đăng Ký Doanh Nghiệp

Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Dịch Vụ Giải Thể Công Ty

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 14
  • Ngày hôm nay: 243
  • Ngày hôm qua: 493
  • Tuần hiện tại: 2900
  • Tháng hiện tại: 243
  • Tổng lượt truy cập: 1427989

Trái phải được và mất?

Đăng lúc: 26.09.2014 - Đã xem: 1197

Trái phải được và mất?

Cuộc sống thường ngày, các bạn đều gặp vô số những người học một ngành, làm việc một ngành khác, thậm chí có những cá nhân làm việc mà không liên quan gì đến nghề mình học cả như: bác sỹ răng hàm mặt, ra trường chỉ làm việc liên quan đến tiêu hóa.

Cá nhân tôi cũng vậy, học thì học Luật nhưng lại làm nghề nhân sự (mặc dù khá gần nhau), nhưng thực tế đó cũng không phải là ngành mà tôi được đào tạo, ngoài có chút hiểu biết, ứng dụng các loại luật: Luật lao động, Bảo hiểm… thì không được học gì về tuyển dụng, đào tạo, đánh giá lao động, lương và chính sách. Về quê ai cũng nghĩ tôi sẽ là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm soát viên… không ai nghĩ tôi lại làm nghề nhân sự cả.

Khi quản lý phòng Tổ chức lao động có 15 người thì chỉ có 4 người học quản trị nhân lực và kinh tế lao động còn lại là học các ngành khác: Quản trị kinh doanh, luật, ngoại ngữ, hành chính, bưu chính viễn thông…

Vậy lý do để làm việc trái ngành

Thứ nhất: Nét tương đồng trong ngành học

Đối với một ngành nghề có nét tương đồng với chuyên ngành bạn học thì bạn sẽ có đủ tư duy và kiến thức nhất định để đảm bảo có thể làm tốt công việc đó. Chỉ cần bạn cố gắng học hỏi và thêm một chút sự nỗ lực, cũng như niềm yêu thích công việc thì bạn hoàn toàn có khả năng lớn để thành công khi theo đuổi nó. Ví dụ như bạn học về báo, bạn hoàn toàn có thể lấn sân sang mảng pr; bạn học kiểm toán, bạn cũng có thể làm kế toán một cách thuận lợi;… hay nhiều nhiều những trường hợp khác nữa.

Thứ hai: Khi bạn đủ tự tin và nền tảng

Có nhiều người rất đa tài và có kiến thức rộng bởi khi học ở giảng đường đại học, họ không chỉ nắm vững kiến thức chuyên ngành mà còn học thêm được rất nhiều kiến thức trái ngành khác. Khi đó ra trường, họ có thể có nhiều cơ hội việc làm hơn. Họ cũng hoàn toàn có thể làm trái ngành bởi có sẵn nền tảng tư duy và kiến thức. Ví dụ như một người học kinh tế, họ thành thạo cả tiếng anh, họ hoàn toàn có thể làm dịch thuật mà không thua kém bất kỳ ai học chuyên ngành ngoại ngữ ra. Và đương nhiên họ cũng hoàn toàn có khả năng để thành công nếu có đủ đam mê và sự nỗ lực.

Thứ ba: Khi bạn nhận ra đúng sở thích và niềm đam mê của mình

Hiện nay, tình trạng sinh viên đi học “cho người khác” rất nhiều bởi ngay từ đầu họ đã định hướng nghề nghiệp sai hoặc thực ra họ cũng chẳng biết được mình thích gì và muốn làm gì. Đến khi va vấp, khi đã đi học rồi họ mới nhận ra đúng được sở thích và niềm đam mê của mình. Khi đó, quyết định rẽ sang ngang để theo đuổi đam mê là việc nên làm. Bởi lẽ chỉ khi làm việc đúng sở thích và sở trường, người ta mới có thể gắn bó lâu dài, có động lực để phấn đấu và thành công trong sự nghiệp.

Tôi biết không ít người học ngành kỹ thuật bên Bách khoa ra lại theo đuổi đam mê kinh doanh. Gần đây nhất là một đứa em của tôi học Cơ Khí nhưng ra lại đi làm kinh doanh về sàn gỗ và tủ bếp. Hiện tại, cậu ấy đã sở hữu riêng một cửa hàng gần khu đô thị Đại Thanh ở Hà Đông. Nhiều lúc tôi thấy rất ngưỡng mộ cậu ấy vì đã vượt qua lời ra tiếng vào của gia đình, xã hội, học hành để theo đuổi niềm yêu thích của mình. Và tôi tin, cậu ấy sẽ thành công.

Nhưng xét cho cùng, học gì nên theo nghề đó

Ông cha ta đã có câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” là để khuyên người học nên theo đuổi chuyên tâm một ngành nghề nhất định, đó là ngành nghề mà bạn có khả năng, có năng lực, bạn yêu thích nó và bạn được đào tạo bài bản.

Khi bạn theo học một ngành nghề nào đó, chắc hẳn bạn đã có sự lựa chọn và định hướng kỹ lưỡng dựa trên các yếu tố về nhu cầu xã hội, sở thích, năng lực của bản thân bạn. Vậy chẳng có lý do gì để bạn không thể theo đuổi nó đến cùng. Vạn sự khởi đầu nan, khi mới ra trường, không phải ai bước vào cuộc sống cũng có thể thuận buồm xuôi gió nhưng chính những khó khăn đầu đời, những vấp ngã có thể mắc phải lại chính là cơ sở và động lực để bạn cố gắng phấn đấu và thành công trong tương lai. Chính vì vậy, đừng vì bất kỳ lý do gì mà từ đỏ đam mê, từ bỏ công sức học hành của bạn trong mấy năm đại học mà đi làm trái ngành trái nghề bạn nhé.

Việc tìm kiếm một công việc để theo đuổi, phát triển sự nghiệp thật là khó khăn với mỗi người. Học ra trường ai cũng mơ ước được làm đúng như những gì mình đã học nhưng đôi khi sẽ không như ý muốn. Vậy tôi luôn khuyên các bạn rằng: hãy định hướng sự nghiệp ngay từ đầu, theo đuổi đam mê, đừng nóng vội, hãy nỗ lực học hỏi và tìm kiếm, chắc chắn bạn sẽ thành công. Tuy nhiên, bạn cũng cần mở rộng phạm vi tìm kiếm, đánh giá xác định những ngành nghề liên quan, gần với ngành bạn học để gia tăng cơ hội, và cũng mạnh mẽ thay đổi nếu bạn thực sự có khả năng và đam mê.