Admin
0906 314 899
Skype
Yahoo
Ms Chúc
0944 294 111
Skype
Yahoo

VIDEOS

JW Player goes here
Dịch vụ kế toán thuế trọn gói giá rẻ nhất tại hà nội

Dịch Vụ Thành Lập Công Ty

Thay Đổi Đăng Ký Doanh Nghiệp

Giấy Chứng Nhận Đầu Tư

Dịch Vụ Giải Thể Công Ty

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập: 21
  • Ngày hôm nay: 231
  • Ngày hôm qua: 493
  • Tuần hiện tại: 2888
  • Tháng hiện tại: 231
  • Tổng lượt truy cập: 1427977

Khi nào bạn nên nghỉ việc

Đăng lúc: 26.09.2014 - Đã xem: 946

Khi nào bạn nên nghỉ việc?

 

Câu hỏi kinh điển “tại sao bạn nghỉ việc” đó là câu hỏi khó trả lời mà gần như chắc chắn ai cũng gặp, vậy tại sao bạn nghỉ;

Tôi từng có cậu bạn, đi làm rồi lỡ phát sinh tình cảm với đồng nghiệp nữ, rồi bị từ chối thẳng thừng và thế nghỉ việc mặc dù rất yêu công việc, vì không nỡ ngày nào cũng nhìn thấy tình yêu của mình như trái chín mọng mà lại xa tầm với;

Đúng là làm việc, gắn bó, gìn giữ tình cảm mới khó còn muốn nghỉ việc, muốn chia tay thì trăm nghìn lý do, đôi khi rất vu vơ;

Vậy khi nào bạn nên nghỉ? theo tôi khi có một trong các sự kiện sau đây, bạn nên tính đến việc nghỉ việc và chuẩn bị tìm cho mình một bến đỗ mới:

Thứ nhất: Người sử dụng lao động đang có ý định cho bạn nghỉ

Nhiều bạn sẽ cố líu kéo,thậm chí nhờ vả hay làm việc này kia để ở lại nhưng tôi thì khuyên các bạn đừng cố đấu tranh làm gì, nên nghỉ và bắt đầu công việc mới, giữ lấy tự trọng. Nhưng khi nghỉ cũng cần làm rõ điểm yếu, hay tại sao mà người sử dụng lao động lại có ý định đó và chứng minh họ sai bằng sự trưởng thành trong nghề nghiệp của mình;

Thứ hai: Không còn tình yêu

Khi bạn không còn tình yêu với công việc, bạn luôn làm cho xong, bạn luôn mong hết giờ, luôn mong đến cuối tuần, và ghét nhất ngày đầu tuần;

Thứ ba: Không còn học được gì

Khi bạn thấy mình không học hỏi được gì, không có ai để mình nhìn lên để phấn đấu, không có ai để cạnh tranh, không có ai để chia sẻ, bạn thấy khó có thể phát triển được về chuyên môn nghề nghiệp được;

Thư tư: Bạn mâu thuẫn hoặc muốn thay sếp

Điều này dễ hiểu thôi và tỷ lệ nghỉ vì lý do này khá nhiều, có thể bạn bất đồng quan điểm với sếp, nhưng cũng có thể bạn luôn nghĩ Sếp mình thật bình thường về chuyên môn, nếu mình làm sẽ tốt hơn nhiều ông ấy;

Thứ năm: Không muốn đến Công ty

Bạn đến công ty mà có cảm giác như đi bệnh viện ngày có dịch bệnh, như đi vào cục thuế trong hạn cuối quyết toán, bạn luôn lo lắng ai đó hỏi mình về công việc, kế hoạch, sợ nghe điện thoại, lười trả lời email của Sếp và đồng nghiệp;

Thứ sáu: Không có cơ hội thăng tiến

Bạn thấy chức vụ hiện tại của bạn là cao nhất có thể tại Công ty rồi hoặc những việc bạn làm luôn được người khác mang đi báo cáo lấy thành tích, những việc bạn làm tốt không ai để ý đến nhưng chỉ lỗi đơn giản bạn có thể bị mang ra đay đi nghiến lại;

Thứ bảy: Tìm cơ hội mới

Khi bạn muốn bứt phá bằng việc tìm công việc mới thăng tiến hoặc có kế hoạch đầu tư riêng biệt cho cá nhân mình;

Thứ tám: “Phốt”

Bạn để lại ấn tượng xấu với đồng nghiệp (bồ bịch công sở bị phát hiện, từng nhận hoặc đưa hố lộ, có hành vi gây thiệt hại lớn cho Công ty….) mặc dù công ty không cho bạn nghỉ, nhưng bạn cũng nên tính chuyện tự nghỉ;

Thứ chín: Công ty không có tương lai

Công ty đang đi xuống cũng là lúc chúng ta nên đi, khi mà đã đóng góp hết sức có thể để thoát ra nhưng không thể thoát được và nên ra đi tìm chỗ mới chân trời mới hoặc giảm bớt gánh nặng cho Công ty;

Có hàng trăm nguyên nhân để các bạn có thể ra đi, tôi chỉ đơn thuần liệt kê những trường hợp mà bạn nên tính đến việc nghỉ việc để tìm đến một môi trường mới tốt hơn, nhưng khi quyết định bạn nên cân nhắc rất rõ và trả lời cho tôi câu hỏi “Mục tiêu khi mình đến đây là gì? Và liệu đây có phải là căn bệnh chung ở Việt Nam không?”;

Nếu mục tiêu của bạn là tiền, mà ở đó cái gì cũng tồi tệ trừ lương cao thì đúng là bạn phải cân nhắc vì mục tiêu ban đầu cơ bản là đạt được, còn bệnh chung có nghĩa là ở bất kỳ đơn vị nào cũng thế (quan liêu, lớt phớt, năng suất thấp, cạnh tranh, nói xấu, sếp hay chửi…) mà doanh nghiệp, cơ quan nào cũng có thì bạn cần sống chung và học cách thích nghi vì dù bạn có đi đâu vẫn vậy thôi, sẽ lại gặp, chẳng lẽ bạn chuyển việc cả đời sao?

Chuyện nghỉ việc không khác gì chia tay bạn gái, hay xa hơn là ly hôn vợ (chồng) bạn nên cân nhắc được và mất, tương lai và hiện tại trước khi có quyết định của riêng mình.